Trong ngành an toàn thông tin, thì Trojan là một chương trình độc hại nhưng được ngụy trang bằng vỏ bọc khá hoàn hảo.
![]() |
TROJAN - Tranh minh họa bởi Cooki Hân Hoan |
Thực tế cho thấy Trojan có thể ẩn chứa các mã độc hại dưới các hình thức file hình ảnh, các tệp tin văn bản (*.doc, *.pdf, *.xls), các tệp tin âm thanh hoặc video, các extension của trình duyệt, trong các mã nguồn, trong các phần mềm C.R.A.C.K hoặc trong bất kì thứ gì mà bạn hay sử dụng hàng ngày.
Khi bạn vô tình mở một trang web, các tệp tin trên bằng những trình duyệt, phần mềm quen thuộc nhưng lại chưa hề cập nhật phiên bản mới nhất và có nhiều lỗ hổng, con ngựa thành Troia lúc này sẽ được kích hoạt và nó sẽ trốn rất kĩ, nằm yên và chờ đợi lệnh điều khiển.
Những con Trojan này rất khó có thể phát hiện bằng mắt thường nhưng sẽ hiện nguyên hình nếu máy bạn được cài đặt phần mềm diệt Virus.
Tại sao nó lại nguy hiểm đến vậy:
■ Tự động cài đặt một chương trình nguy hiểm (thường là dùng để tải Ransomware, Keylogger)
■ Kiểm soát toàn bộ máy tính từ xa
■ Chụp lại màn hình, âm thầm sử dụng Webcam hoặc theo dõi các thao tác của bạn
■ Âm thầm chuyển các tệp tin quan trọng của bạn ra bên ngoài, đọc lén các thông tin cần thiết và gửi báo cáo đến nơi khác (xem thêm phần mềm gián điệp)
■ Biến máy tính bạn thành máy tính ma (Botnet) để tấn công DDoS
■ Biến máy tính bạn trở thành Proxy để tiếp tay cho các cuộc tấn công độc hại
■ Xoá hay viết lại các dữ liệu trên máy tính
■ Làm hỏng chức năng của các tệp
■ Cài đặt mạng để máy có thể bị điều khiển bởi máy khác hay dùng máy nhiễm để gửi thư nhũng lạm
■ Ăn cắp thông tin như là mật khẩu và số thẻ tín dụng
Để an toàn cho bạn và người thân xin đừng mở Link lạ (trong email hoặc trên mạng xã hội), đừng dùng C.R.A.C.K và luôn cập nhật các phần mềm và hệ điều hành lên phiên bản mới nhất.
#cookiehanhoan #cookieducate #trojan
Một bài viết tham khảo từ Cookie Hân Hoan và Wikipedia
Biên tập Dhung.w